🔥 #1 XM Thưởng $30
Stress khi giao dịch Forex có thể sẽ đánh gục bạn nếu bạn không đề phòng, vì vậy việc học cách chế ngự nó là rất quan trọng.
Sau đây là ba bước giúp bạn kiểm soát được stress khi giao dịch:
👌 1. Chấp nhận nó.
Chấp nhận stress là bước đầu tiên để vượt qua nó. Bạn sẽ cần cởi mở thừa nhận với bản thân rằng bạn cảm thấy bị đe dọa, bồn chồn hoặc bị lấn át.
Sau khi chấp nhận cảm xúc của mình, bạn hãy quan sát cách mình phản ứng với stress. Stress có khiến bạn hoảng loạn? Nó có đẩy bạn tới các quyết định giao dịch bột phát? Bạn có chảy mồ hôi tay không?
Hãy ghi nhớ cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình và viết chúng vào nhật ký giao dịch của bạn để đánh giá lại trong tương lai.
👌 2. Hãy bình tĩnh!
Bạn có bao giờ đưa ra quyết định giao dịch khi đã hoang mang tột độ? Nếu có, vậy thì chắc bạn cũng đồng ý với tôi rằng stress thường xuyên dẫn tới các quyết định giao dịch sai lầm.
Khi tâm trí của bạn ngập tràn bởi quá nhiều cảm xúc, bạn thường sẽ có một quãng thời gian khó khăn để gột rửa tâm trí của mình và tập trung vào những yếu tố liên quan đến giao dịch của bạn.
Nếu bạn nhìn thấy chính mình trong tình huống này, hãy hít một hơi thật sâu và rời xa các đồ thị một khoảng thời gian.
Hãy tận dụng quãng thời gian này để lượm nhặt các suy nghĩ và cô lập những cảm xúc có thể làm che mờ khả năng ra quyết định của bạn.
Bạn có thể sẽ muốn nghe một chút nhạc cổ điển để thư giãn và suy nghĩ tỉnh táo hơn!
👌 3. Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn stress.
Điều gì đã làm bạn cảm thấy stress? Bạn càng sớm tìm được nguồn gốc của cơn stress của mình, bạn càng sớm khống chế hoặc loại bỏ nó.
Bằng việc xác định nguyên nhân stress, bạn có thể biết được liệu sự lo lắng của bạn có thực sự có căn cứ. Bạn hãy tự hỏi bản thân các câu hỏi sau:
Có phải các điều kiện thị trường đã thay đổi theo hướng làm hỏng các tính toán giao dịch của mình?
Có phải mức độ rủi ro đã tăng lên?
Đặt trong tình huống này, mình có nên cảm thấy stress?
Đôi khi, bạn cần đánh giá khách quan tình huống để giải tỏa tâm trí và đặt mọi thứ vào góc nhìn thích hợp.
Trong một số trường hợp, việc xác định nguồn gốc của stress còn có thể giúp bạn tránh được nó trong tương lai. Ví dụ, nếu bạn nhận ra rằng mình thường xuyên vượt qua nỗi sợ và có xu hướng đưa ra những quyết định nóng vội khi giao dịch các tin tức kinh tế quan trọng, bạn có thể cân nhắc đóng các lệnh của mình trước thềm những sự kiện quan trọng đó trong tương lai.
Stress là một phần của giao dịch forex, vì rủi ro thua lỗ luôn luôn hiện hữu.
Điều quan trọng là bạn cần có phản ứng phù hợp với stress; đó là điều duy nhất bạn có thể kiểm soát. Sau tất cả, stress có thể dẫn tới các kết quả tốt hoặc xấu tùy theo cách bạn phản ứng với nó.
Stress có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến giao dịch nếu bạn để nỗi sợ làm bản thân tê liệt hoặc che mờ khả năng xét đoán. Mặt khác, nó lại có tác động tích cực khi bạn lợi dụng nó để trở nên cảnh giác hơn và tập trung hơn vào các thử thách phía trước.
Đừng cho phép bản thân trở thành nạn nhân của stress khi giao dịch. Những mẹo mà chúng ta vừa cùng nhau trao đổi có thể giúp bạn chống lại stress, kiểm soát cảm xúc bản thân và tập trung giao dịch tốt hơn.
Sau đây là ba bước giúp bạn kiểm soát được stress khi giao dịch:
👌 1. Chấp nhận nó.
Chấp nhận stress là bước đầu tiên để vượt qua nó. Bạn sẽ cần cởi mở thừa nhận với bản thân rằng bạn cảm thấy bị đe dọa, bồn chồn hoặc bị lấn át.
Sau khi chấp nhận cảm xúc của mình, bạn hãy quan sát cách mình phản ứng với stress. Stress có khiến bạn hoảng loạn? Nó có đẩy bạn tới các quyết định giao dịch bột phát? Bạn có chảy mồ hôi tay không?
Hãy ghi nhớ cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình và viết chúng vào nhật ký giao dịch của bạn để đánh giá lại trong tương lai.
👌 2. Hãy bình tĩnh!
Bạn có bao giờ đưa ra quyết định giao dịch khi đã hoang mang tột độ? Nếu có, vậy thì chắc bạn cũng đồng ý với tôi rằng stress thường xuyên dẫn tới các quyết định giao dịch sai lầm.
Khi tâm trí của bạn ngập tràn bởi quá nhiều cảm xúc, bạn thường sẽ có một quãng thời gian khó khăn để gột rửa tâm trí của mình và tập trung vào những yếu tố liên quan đến giao dịch của bạn.
Nếu bạn nhìn thấy chính mình trong tình huống này, hãy hít một hơi thật sâu và rời xa các đồ thị một khoảng thời gian.
Hãy tận dụng quãng thời gian này để lượm nhặt các suy nghĩ và cô lập những cảm xúc có thể làm che mờ khả năng ra quyết định của bạn.
Bạn có thể sẽ muốn nghe một chút nhạc cổ điển để thư giãn và suy nghĩ tỉnh táo hơn!
👌 3. Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn stress.
Điều gì đã làm bạn cảm thấy stress? Bạn càng sớm tìm được nguồn gốc của cơn stress của mình, bạn càng sớm khống chế hoặc loại bỏ nó.
Bằng việc xác định nguyên nhân stress, bạn có thể biết được liệu sự lo lắng của bạn có thực sự có căn cứ. Bạn hãy tự hỏi bản thân các câu hỏi sau:
Có phải các điều kiện thị trường đã thay đổi theo hướng làm hỏng các tính toán giao dịch của mình?
Có phải mức độ rủi ro đã tăng lên?
Đặt trong tình huống này, mình có nên cảm thấy stress?
Đôi khi, bạn cần đánh giá khách quan tình huống để giải tỏa tâm trí và đặt mọi thứ vào góc nhìn thích hợp.
Trong một số trường hợp, việc xác định nguồn gốc của stress còn có thể giúp bạn tránh được nó trong tương lai. Ví dụ, nếu bạn nhận ra rằng mình thường xuyên vượt qua nỗi sợ và có xu hướng đưa ra những quyết định nóng vội khi giao dịch các tin tức kinh tế quan trọng, bạn có thể cân nhắc đóng các lệnh của mình trước thềm những sự kiện quan trọng đó trong tương lai.
Stress là một phần của giao dịch forex, vì rủi ro thua lỗ luôn luôn hiện hữu.
Điều quan trọng là bạn cần có phản ứng phù hợp với stress; đó là điều duy nhất bạn có thể kiểm soát. Sau tất cả, stress có thể dẫn tới các kết quả tốt hoặc xấu tùy theo cách bạn phản ứng với nó.
Stress có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến giao dịch nếu bạn để nỗi sợ làm bản thân tê liệt hoặc che mờ khả năng xét đoán. Mặt khác, nó lại có tác động tích cực khi bạn lợi dụng nó để trở nên cảnh giác hơn và tập trung hơn vào các thử thách phía trước.
Đừng cho phép bản thân trở thành nạn nhân của stress khi giao dịch. Những mẹo mà chúng ta vừa cùng nhau trao đổi có thể giúp bạn chống lại stress, kiểm soát cảm xúc bản thân và tập trung giao dịch tốt hơn.