Khác với tiền giấy, Tiền điện tử là đồng tiền kỹ thuật số chỉ tồn tại trên mạng ảo. Các đồng tiền này được bảo vệ bởi công nghệ mã hóa (cryptography) - do đó tiền điện tử được gọi là CRYPTOcurrency - nhờ tính năng bảo mật trên, chúng rất khó bị sao chép hoặc điều khiển.
Hơn thế nữa, tiền điện tử không bị kiểm soát bởi bất kỳ quốc gia hay khu vực nào. Nói cách khác, không có chính phủ hay cơ quan trung ương nào điều tiết các đồng tiền này. Các đồng tiền ảo lưu thông trên mạng lưới phi tập trung bằng Công nghệ Chuỗi khối, điều này cho phép những người sử dụng có thể chia sẻ và phân phối chúng cho tất cả các máy tính có trên hệ thống. Đó là lý do tại sao hầu hết những người tham gia đều có thể truy dấu tất cả các giao dịch tài chính có trên mạng lưới.
Khoan đã, như vậy có phải mọi người đều có thể biết người khác mua hoặc bán gì?
Hoàn toàn không. Một trong những ưu điểm lớn nhất của tiền điện tử là tính năng ẩn danh. Điều này đồng nghĩa rằng mặc dù bạn có thể xem toàn bộ lịch sử giao dịch nhưng bạn lại không thể biết ai đứng sau các giao dịch đó. Các hoạt động thương mại sẽ được thực hiện trong mạng máy tính được gắn với các mã khóa nhất định hoặc “các địa chỉ” ảo được bảo mật chặt chẽ. Do đó, sẽ rất khó để biết được ai sở hữu Bitcoin.
Tất cả những công nghệ phức tạp trên khiến tiền điện tử vẫn hiện diện một cách độc lập mà không bị kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức chính trị hay cơ quan trung ương nào. Các đồng tiền này gần như miễn nhiễm với các can thiệp hay điều khiển của chính phủ. Do đó, chúng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong thập niên vừa qua.
Một số đồng tiền điện tử phổ biến nhất gồm có Bitcoin, LiteCoin, Ethereum, Bitcoin Cash, và Ripple.
Hiện nay, trên thị trường có hơn 2000 loại tiền điện tử khác nhau. Tuy nhiên, Bitcoin vẫn được coi là đồng tiền phổ biến, “ổn định”, và có giá trị hơn tất cả. Hơn 17 triệu Bitcoin đang được lưu hành trên khắp thế giới hiện nay (tổng giá trị vượt 154 tỷ USD) và con số này sẽ tiếp tục gia tăng, lên tới 21 triệu coin.
Bitcoin được giới thiệu vào năm 2009 bởi Satoshi Nakamoto, người hiện nay vẫn chưa rõ danh tính thực. Đến tháng 5/2010, Bitcoin lần đầu tiên được sử dụng trong thanh toán thương mại tại Jacksonville, Florida để mua 2 chiếc pizza với giá 10.000 BTC. Hiện nay, số tiền đó có giá trị tới hơn 90.000 USD. Bitcoin đã chứng minh rằng các đồng tiền điện tử cũng có giá trị như các đồng tiền pháp định cũng như các tài sản tài chính khác; sự thật này đã dẫn tới sự xuất hiện của các đồng tiền điện tử khác trên thị trường.
Mặc dù Bitcoin vẫn chưa được chính thức công nhận là một đồng tiền hợp pháp, một số nơi vẫn chấp nhận nó như một hình thức thanh toán quốc tế. Ví dụ, Shopify đã tích hợp hệ thống kinh doanh của mình với BitPay - một trong các hình thức thanh toán và ví Bitcoin. Sự kết hợp này cho phép các khách hàng của Shopify có thể thanh toán bằng Bitcoin nếu họ có tài khoản BitPay với đủ số dư.
Nhờ có giá trị cao, Bitcoin cũng được công nhận là một tài sản tài chính có thể giao dịch và trao đổi. Cùng với các đồng tiền điện tử khác như LiteCoin, Ethereum, Bitcoin Cash, và Ripple, Bitcoin đã trở thành một lựa chọn giao dịch và đầu tư hấp dẫn.
Có nhiều cách khác nhau để đầu tư vào các đồng tiền điện tử, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách để giao dịch chúng.
Đương nhiên, bạn luôn có thể đầu tư tiền điện tử theo cách truyền thống. Cụ thể, bạn chỉ cần mở ví cá nhân ở một sàn giao dịch và mua một số lượng Bitcoin hoặc các đồng tiền điện tử khác. Sau đó, bạn có thể kiếm lợi nhuận từ việc bán lại số Bitcoin đó khi giá tăng lên.
Phương pháp truyền thống này rất đơn giản nhưng mặt trái của nó là bạn sẽ cần một số vốn khổng lồ để bắt đầu. Cũng như các tài sản tài chính khác, các đồng tiền điện tử thường được định giá bằng USD. Ví dụ, hiện nay 1 BTC có giá trị hơn 9.000 USD, bạn sẽ cần số tiền đó nếu muốn mua chỉ 1 coin.
Nếu hình thức trên không phải một lựa chọn khả dĩ, thì bạn vẫn có thể tham gia đầu tư bằng cách trade coin trên sàn forex.
Cụ thể, bạn có thể giao dịch tiền điện tử bằng cách đầu cơ theo diễn biến giá mà không cần thật sự sở hữu các đồng tiền này. Bạn có thể mua khi cho rằng giá sẽ đi lên, hoặc bán nếu bạn dự đoán giá sẽ giảm xuống. Phương pháp này chính là giao dịch Forex CFD trong thị trường FX.
Thêm vào đó, phương pháp này cũng không yêu cầu số vốn quá lớn vì bạn có thể giao dịch chỉ với 0,01 lot. 1 lot tiền điện tử tiêu chuẩn tương đương với 1 coin; vì vậy để giao dịch 0,01 lot, bạn cần khoảng 90 USD - hoặc đôi lúc ít hơn, tùy theo chính sách của sàn giao dịch.
Bạn cũng có thể tận dụng dịch vụ đòn bẩy đa dạng mà các sàn Forex cung cấp. Chúng sẽ cho phép bạn giao dịch số tiền lớn hơn so với số vốn thực có của bạn. Đương nhiên, điều này cũng sẽ gia tăng mức độ rủi ro đi kèm.
Bạn có thể trade coin trên sàn forex với các lựa chọn sau:
BTCUSD (Bitcoin / US Dollar)
ETHUSD (Ethereum / US Dollar)
LTCUSD (Litecoin / US Dollar)
XRPUSD (Ripple / US Dollar)
DASHUSD (Dash vs US Dollar)
EOSUSD (EOS / US Dollar)
và nhiều hơn nữa!
Bên cạnh đó, bạn cũng cần đặc biệt lưu ý rằng thị trường tiền điện tử luôn biến động mạnh hơn thị trường tiền pháp định rất nhiều. Vì bản chất phi tập trung, giá trị các đồng tiền này luôn thay đổi mà không phụ thuộc vào các sự kiện kinh tế, chính trị trên thế giới. Diễn biến giá của tiền điện tử phụ thuộc vào các yếu tố sau:
1. Quan Hệ Cung Cầu
Các đồng tiền điện tử được lưu hành với một số lượng nhất định. Ví dụ, nguồn cung Bitcoin phụ thuộc vào các thợ đào. Bitcoin được “đào” bằng cách xử lý các khối giao dịch, các thợ đào sau đó sẽ nhận được phần thưởng là một phần của đồng coin mới.
Tốc độ tăng trưởng của các đồng coin mới đã giảm khá nhiều từ 6,9% trong năm 2016 về còn 4% trong năm 2018, điều này đã dẫn tới hệ quả là sự gia tăng nhu cầu Bitcoin và đẩy giá đồng tiền này đi lên.
Và quan trọng hơn cả,các đồng tiền điện tử có số lượng giới hạn. Số lượng Bitcoin tối đa được dự báo chỉ có 21 triệu. Vì vậy, khi đạt tới số lượng này, sẽ không thể đào thêm các đồng coin nữa. Nguồn cung có hạn, cùng với nhu cầu tăng lên và các nguyên nhân khác, sẽ quyết định giá trị thị trường của các đồng tiền điện tử.
2. Ảnh Hưởng Của Truyền Thông
Vì tiền điện tử là loại tài sản mới và đang phát triển, mọi con mắt đều đổ dồn vào sự tăng trưởng của các đồng tiền này. Do đó, cách truyền thông nói về tiền điện tử sẽ ảnh hưởng lớn đến giá trị của chúng.
Độ phủ sóng tin tức về tiền điện tử càng lớn, giá trị của chúng sẽ càng cao. Vì vậy, dù chỉ một tin đồn hay một thông tin sai lệch cũng có thể tác động đến toàn bộ hệ thống giá trị của tiền điện tử.
3. Khả Năng Thanh Toán
Diễn biến giá của tiền điện tử còn chịu ảnh hưởng bởi việc liệu chúng có được sử dụng để thanh toán. Hiện nay, có nhiều công ty như Shopify, Microsoft, Bitrefill, Purse.io cho thanh toán trên Amazon và Twitter đã chấp nhận Tiền điện tử, đặc biệt là Bitcoin làm phương thức thanh toán. Việc tích hợp trong các giao dịch sẽ thu hút thêm nhiều người dùng mua và đầu tư Bitcoin, từ đó, nâng cao giá trị thị trường của đồng tiền này.
4. Sự Quản Lý Và Các Vấn Đề Pháp Lý
Vì tiền điện tử vẫn còn rất mới mẻ trong đầu tư tài chính, các đồng tiền này không phải chịu nhiều sự quản lý và cho phép mọi người dễ dàng thực hiện các thanh toán tài chính. Tuy nhiên, điều này sẽ làm phát sinh các vấn đề mới như rửa tiền hoặc các hoạt động phạm pháp khác, gây khó khăn cho việc phổ biến rộng rãi tiền điện tử.
Bên cạnh đó, tiền điện tử cũng có thể được xếp vào nhóm tài sản riêng biệt. Trong khi Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) xếp tiền điện tử vào nhóm chứng khoán, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) lại tin rằng tiền điện tử nên được xếp vào nhóm hàng hóa. Các hệ thống phân loại này cũng sẽ quyết định tới giá trị của tiền điện tử trên thị trường.
Vì các nguyên nhân nêu trên, bạn sẽ cần chuẩn bị kỹ càng nếu muốn tham gia đầu tư. Mỗi thương vụ của bạn sẽ diễn ra theo cách nghẹt thở nhất vì giá tiền điện tử sẽ biến động liên tục. Nó có thể lên đỉnh hôm nay nhưng lại nhanh chóng chạm đáy vào ngày mai.