Trong bảng dưới đây, bạn có thể xem Tỷ Giá Forex Trực Tuyến của thị trường Forex
Tỷ giá Forex là giá trị của đồng tiền một quốc gia so với đồng tiền của một quốc gia khác hoặc khu vực kinh tế khác. Ví dụ: với tỷ giá hối đoái là 1,13, bạn phải mất $1,13 để mua €1. Thông thường, tỷ giá hối đoái được thể hiện dưới dạng từ viết tắt của đơn vị tiền tệ cụ thể mà nó đại diện. Ví dụ: các từ viết tắt USD và EUR lần lượt đại diện cho Đô la Mỹ và Euro. Cặp tiền tệ này sẽ được viết là EUR/USD.
Giá trị, Thay đổi, Thay đổi (%), Giá Mở Cửa, Giá Cao Nhất và Giá Thấp Nhất, cũng như Giá Trước Đó cho mỗi tài sản được thống kê trong bảng. Dữ liệu được tiếp nhận từ thị trường liên ngân hàng với nhà cung cấp thanh khoản là các tổ chức tài chính lớn .
Giá trị của tỷ giá Forex có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các loại tiền tệ mà các nhà đầu tư Mỹ giao dịch, chúng gồm có USD, EUR, GBP, MXN và JPY. Những người chơi lớn của thị trường như các ngân hàng trung ương và chính phủ chỉ có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái về mặt dài hạn. Trong khi đó, tỷ giá hối đoái của mọi đồng tiền đều có thể dao động trong vài giây. Vì vậy, bạn có thể nhận thấy rằng các tờ đô la (hoặc loại tiền khác) mà bạn cầm trên tay sẽ tăng hoặc giảm về mặt giá trị; điều này có thể cung cấp cho bạn nhiều hoặc ít sức mua hơn. Một số quốc gia chịu trách nhiệm về giá trị đồng tiền của họ (ví dụ: SAR hoặc CNY - ở mức độ thấp hơn) vì họ có dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để có thể tự quyết trong vấn đề này. Hơn nữa, các tỷ giá hối đoái này thường được cố định với USD.
Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, ba yếu tố có tầm quan trọng bậc nhất là Lãi Suất, Cung Ứng Tiền Tệ và Tình Trạng Kinh Tế Tổng Thể (Lạm Phát).
Các nhà đầu tư thường chú ý đến các loại tiền tệ có mức lãi suất cao nhất. Vì chỉ cần quy đổi sang loại tiền tệ đó là họ đã có thể ngồi tận hưởng tích lũy lãi suất. Cung ứng tiền tệ có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tỷ giá hối đoái, cụ thể, nếu ngân hàng trung ương bơm quá nhiều tiền ra thị trường quốc gia mà không có dự trữ đảm bảo, điều đó sẽ tạo ra một làn sóng lạm phát thảm khốc và sẽ làm giảm giá trị của đồng nội tệ so với hàng hóa và dịch vụ. Đối với nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển, giá trị đồng tiền của quốc gia đó cũng sẽ diễn ra theo mô hình đó. Do đó, trong một nền kinh tế thịnh vượng, hàng hóa và dịch vụ chỉ có thể được mua bằng giá trị cao nhất của đồng tiền, thứ được quyết định bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, nếu nền kinh tế đang trên đà sụp đổ hoặc xuống dốc nhanh chóng, giá trị đồng tiền của nó cũng sẽ giảm theo. Hệ quả là nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó sẽ giảm, đơn giản vì đồng tiền mất giá sẽ không còn thu hút được các nhà đầu tư trên thị trường. Sự thay đổi lên xuống của nền kinh tế các quốc gia sẽ phụ thuộc vào các hiện tượng tự nhiên, địa chính trị hoặc đơn giản là vì lý do tài chính.
Nhìn chung thì tất cả đều xoay quanh cung và cầu, nhu cầu đối với đồng tiền càng cao thì giá trị của nó càng tăng, ngược lại, nếu giá trị của một loại tiền tệ đi xuống (do lạm phát, chiến tranh, hiện tượng tự nhiên, v.v) thì nó sẽ có ít nhu cầu hơn hoặc ít đối tượng quan tâm hơn. Điều này không có nghĩa là mọi loại tiền tệ đều độc lập về mặt giá trị; trên thực tế chúng có quan hệ tỷ lệ với nhau. Một vấn đề quan trọng khác cần đề cập là mối liên hệ trực tiếp giữa lạm phát và lãi suất. Trên thực tế, hai yếu tố này luôn đi ngược lại với nhau, nghĩa là lãi suất cao hơn dẫn đến lạm phát thấp hơn và điều ngược lại sẽ xảy ra trong tình huống đối lập.