🟠 1. Các sàn forex được Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp (CySec) cấp phép
Síp là một trong những điểm đến hàng đầu của các công ty môi giới forex, và quốc gia này có một cơ quan quản lý độc lập được gọi là Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp (CySEC), hoạt động theo tiêu chuẩn MiFID của châu Âu.
MiFID, hay Định hướng Công cụ Tài chính thị trường thuộc Liên Minh Châu Âu (EU), là quy định được đưa ra để cung cấp một số dịch vụ miễn phí cho thành viên của mình trong khối các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Các sàn giao dịch đã có giấy phép từ một trong những cơ quan quản lý thành viên của MiFID có thể hoạt động tại các quốc gia thành viên khác của MiFID.
CySEC là một cơ quan quản lý uy tín, thu hút nhiều sàn forex nước ngoài do các quy định của nó ít nghiêm ngặt hơn và yêu cầu vốn tối thiểu thấp hơn. Nhiều công ty tài chính lựa chọn lấy giấy phép và tham gia vào mạng lưới của CySEC để hoạt động trong thị trường châu Âu. CySEC có thể cung cấp bảo đảm an toàn vốn tối đa 100.000 USD trong khu vực Liên minh Châu Âu.
🟠 2. Các sàn forex được Cơ quan Quản lý Tài chính Anh (FCA) cấp phép
Cơ quan Quản lý Tài chính Anh (FCA) là một trong những cơ quan quản lý forex hàng đầu tại Anh. Mặc dù FCA thực thi các quy tắc và chính sách nghiêm ngặt, nó vẫn được coi là khá cởi mở và thân thiện đối với các sàn forex ở nước ngoài.
Thêm vào đó, FCA là một tổ chức công độc lập có thể cam kết dành ra số tiền bảo hiểm cho các nhà giao dịch và nhà đầu tư lên tới 50.000 GBP trong trường hợp tranh chấp xảy ra.
Mục tiêu chính của FCA là bảo vệ khách hàng và nhà đầu tư, bảo vệ và tăng cường tính chính trực của hệ thống tài chính Vương quốc Anh và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong ngành tài chính vì lợi ích của khách hàng và nhà đầu tư.
🟠 3. Các sàn forex được Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế Belize (IFSC) quản lý
Belize là một quốc gia nằm ở Trung Mỹ. Quốc gia này duy trì luật bảo vệ quyền riêng tư nghiêm ngặt và chính sách thuế thu nhập nước ngoài bằng 0; vì thế, nó được coi là một trong những địa điểm đầu tư an toàn nhất. Đó cũng là lý do vì sao Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế Belize (IFSC) được nhiều công ty môi giới forex biết đến.
IFSC chịu trách nhiệm giám sát các công ty và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tài chính của Belize, đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của họ tuân theo các quy tắc và hướng dẫn của chính phủ Belize.
🟠 4. Các sàn forex được Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) quản lý:
Úc có thể là một lục địa nhỏ bé nhưng nó sở hữu một trong những hệ thống tài chính bền vững nhất có thể chống lại những cuộc khủng hoảng quốc tế.
Tất cả các hoạt động tài chính phi ngân hàng trong quốc gia được giám sát bởi tổ chức chính phủ độc lập, Ủy ban đầu tư và chứng khoán Úc (ASIC) theo Luật đầu tư và chứng khoán Úc, 2001.
ASIC chịu trách nhiệm quản lý và giám sát tất cả các dịch vụ tài chính phi ngân hàng, tín dụng tiêu dùng và các thị trường tài chính hoạt động trên lãnh thổ Úc nhằm đảm bảo môi trường tài chính công bằng, lành mạnh và hiệu quả. ASIC cũng đảm bảo an toàn và bảo mật đối với toàn bộ giao dịch tài chính diễn ra trên lãnh thổ, bảo vệ người tiêu dùng khỏi các tội phạm cũng như mối đe dọa về tài chính.
🟠 5. Các sàn Forex được cấp phép bởi Ủy ban dịch vụ tài chính (FSC) của Cộng hòa Mauritius
Là một trong những đất nước thịnh vượng và ổn định nhất thuộc khu vực quần đảo Ấn Độ Dương, Mauritius đưa ra nhiều chính sách bảo vệ cho các giao dịch tài chính trong phạm vi lãnh thổ. Tất cả các hoạt động tài chính phi ngân hàng diễn ra tại quốc đảo này đều được giám sát bởi Ủy ban dịch vụ tài chính, hay FSC.
FSC chịu trách nhiệm cấp phép, quản lý và giám sát toàn bộ giao dịch trong các thị trường chứng khoán, các ngành kinh doanh toàn cầu, các công ty bảo hiểm cho tới giao dịch Forex. Họ đảm bảo rằng các doanh nghiệp tài chính phi ngân hàng đều tuân thủ các quy định, trong đó bao gồm số vốn tối thiểu 250.000 USD (đối với nhà cung cấp dịch vụ đầu tư trọn gói). Thông qua đó, FSC có thể đảm bảo sự công bằng, tính minh bạch và sự hiệu quả của hệ thống tài chính Mauritius.
Là một nhà giao dịch mới tham gia thị trường, bạn cần hiểu một cách toàn diện cách các sàn forex được quản lý. Có như vậy, bạn mới biết cách để lựa chọn sàn forex đáng tin cậy và phù hợp với mình.
Hơn nữa, các sàn forex muốn hoạt động ở quốc gia nào thì phải được đăng ký bởi tổ chức quản lý của quốc gia đó. Mỗi cơ quan quản lý có các quy tắc và yêu cầu khác nhau; tuy nhiên, những quy định cơ bản sẽ là:
1. Giấy phép hợp lệ
Trước khi đăng ký trên trang web của một sàn môi giới, bạn phải đảm bảo rằng sàn forex đó hoạt động theo giấy phép hợp lệ và còn hiệu lực, được cấp bởi một cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trang web của các sàn forex được quản lý sẽ hiển thị tên của cơ quan quản lý, và tên của sàn forex cũng phải được cơ quan quản lý liệt kê trong danh sách của họ.
2. Tài khoản Tách riêng (Segregated Account)
Sàn forex có quản lý sẽ được yêu cầu giữ tiền của khách hàng trong các tài khoản ngân hàng tách riêng, độc lập hoàn toàn với các quỹ hoạt động của công ty. Do đó, nếu trường hợp ngoài ý muốn xảy ra, chủ nợ của sàn môi giới sẽ không thể truy cập vào tài khoản tài chính của bạn và sử dụng tiền của bạn để quyết toán các khoản nợ của sàn môi giới.
3. Đánh giá và kiểm toán thường xuyên
Tất cả các sàn forex có quản lý đều được yêu cầu đánh giá và kiểm toán định kỳ để đảm bảo rằng họ tuân thủ đúng quy định. Tần suất kiểm toán sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào cơ quan quản lý.
4. Quy định An toàn Vốn
Để có thể hoạt động như một sàn forex được quản lý, một công ty môi giới cần phải có đủ số vốn, dựa trên yêu cầu của cơ quan quản lý. Ví dụ, IFSC yêu cầu các thành viên của mình phải có tối thiểu 100.000 USD vốn hoạt động, trong khi yêu cầu này đối với các thành viên của FCA là 1 triệu Bảng Anh.
5. Công bố rủi ro
Hãy kiểm tra trang web công ty môi giới ưa thích của bạn và tìm hiểu xem họ có hiển thị cảnh báo về các rủi ro chính liên quan đến giao dịch forex không. Một sàn forex được quản lý bắt buộc phải có công bố rủi ro để cảnh báo những khách hàng tương lai của họ rằng giao dịch trên thị trường forex tiềm ẩn mức độ rủi ro nhất định.
Tầm quan trọng và lợi thế của các sàn forex được cấp phép
Thị trường forex là mảng kinh doanh hấp dẫn nhất trong thế giới tài chính, tạo ra một nguồn doanh thu khổng lồ nhưng cũng không kém phần rủi ro. Lựa chọn một sàn forex cũng có nghĩa là bạn đang chọn một đối tác kinh doanh đáng tin cậy để giao phó không chỉ thông tin cá nhân mà còn cả vốn và các khoản đầu tư của bạn.
Chọn một sàn forex uy tín được quản lý bởi một hoặc nhiều cơ quan quản lý không chỉ đem đến cho bạn trải nghiệm giao dịch an toàn hơn mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác, chẳng hạn như:
1. An toàn trong giao dịch
Các vụ lừa đảo tài chính rất hay xảy ra trên thị trường ngoại hối. Các công ty môi giới không được quản lý thường là những kẻ lừa đảo tiền của nhà giao dịch và để lại cho họ những khoản nợ lớn.
Giao dịch với một sàn forex được quản lý chắc chắn sẽ bảo vệ tài sản của bạn trước các hình thức gian lận tài chính này. Các sàn môi giới được quản lý sẽ liên tục được giám sát bởi cơ quan quản lý, và nếu cảm thấy quyền lợi bị xâm phạm bạn có thể đưa khiếu nại chống lại họ lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn.
2. Có bảo hiểm và bồi thường
Ngay cả khi nhà môi giới được quản lý của bạn hoạt động không ổn định và phá sản, họ vẫn có nghĩa vụ bồi thường thích đáng cho khách hàng. Số tiền bồi thường phụ thuộc vào cơ quan quản lý của họ.
3. An toàn và minh bạch
Như đã đề cập trước đó, các sàn forex được quản lý phải giữ tiền của khách hàng trong các tài khoản ngân hàng khác nhau và tách biệt với các quỹ của công ty; ngoài ra, họ còn thường xuyên được đánh giá và kiểm toán.
Do đó, bạn có thể chắc chắn rằng khoản đầu tư của mình sẽ không bị lẫn lộn với vốn của công ty môi giới, và các yêu cầu rút tiền của bạn sẽ luôn được xử lý. Bên cạnh đó, bạn sẽ tự tin hơn trong giao dịch khi biết rằng các hoạt động của công ty môi giới sẽ liên tục được cơ quan quản lý kiểm soát nhằm ngăn chặn hành vi thao túng giao dịch.
Trước khi đăng ký và mở tài khoản giao dịch tại một sàn forex, hãy nhớ tìm hiểu xem sàn forex của bạn có được quản lý hay không. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm tên của cơ quan quản lý trên trang web của công ty môi giới hoặc hỏi bộ phận hỗ trợ khách hàng nếu bạn không tìm ra. Sau đó, bạn có thể đối chiếu với danh sách của các cơ quan quản lý trên trang web của họ để đảm bảo rằng giấy phép hoạt động vẫn hợp lệ và còn hiệu lực.
Tóm lại, bạn chỉ nên giao dịch tại các sàn forex được quản lý, vì các quy định forex sẽ giám sát và ràng buộc nghĩa vụ của những sàn này; như vậy, họ sẽ không thể lừa đảo khách hàng.