🔥 #1 XM Thưởng $30
Giao dịch Forex tiềm ẩn vô số rủi ro mà nếu không có chúng, có lẽ mọi người đều đã trở thành triệu phú!
Nhà nghiên cứu tâm lý học trong giao dịch nổi tiếng Brett Steenbarger đã chỉ ra rằng cũng có những rủi ro luôn tồn tại nhưng lại thường bị đa số chúng ta coi nhẹ. Bạn cũng tự nhận thấy có những lúc mình mắc phải những sai lầm đó phải không?
1. Rủi ro từ sự buồn chán
Nhiều người đắm chìm trong giao dịch bởi viễn cảnh kiếm được những khoản tiền kếch xù trong thời gian ngắn. Nhưng đôi khi, thị trường không sôi động đến mức đó hoặc đơn giản là hệ thống giao dịch của bạn đang không bắt kịp được các biến động trên thị trường.
Nếu nhà giao dịch mất kiên nhẫn, anh ta có thể từ bỏ hệ thống giao dịch của mình hoặc tự ép bản thân buộc phải giao dịch.
Nếu bạn cảm thấy nôn nao và không thể chờ đợi các tín hiệu hoàn chỉnh của thị trường thì có lẽ đã đến lúc bạn nên rời khỏi đồ thị. Hãy tạm ngưng sự đơn điệu này và nghỉ ngơi bằng cách đi ra ngoài hoặc tận hưởng cuộc sống với gia đình.
2. Rủi ro từ sự “gia tăng vốn”
Chúng ta đã hiểu đầy đủ về sự nguy hiểm và nỗi đau của việc bị sụt giảm vốn (drawdown), nhưng liệu bạn có biết rằng mình cũng phải đối mặt với rủi ro khi tài khoản mình gia tăng giá trị hay trải qua sự gia tăng vốn (drawup).
Đúng vậy! Các nhà giao dịch cũng phải đối mặt với rủi ro sau khi giành một loạt các chiến thắng.
Sau khi có một chuỗi lệnh thành công, nhiều nhà giao dịch có xu hướng đưa ra các quyết định tồi vì tự tin thái quá. Họ gia tăng quy mô giao dịch tới mức không thể quản lý, thực hiện quá nhiều giao dịch, và từ bỏ kế hoạch giao dịch của mình.
Đây chính xác là lý do tại sao các nhà giao dịch cần liên tục duy trì tâm lý giao dịch ổn định. Nếu bạn không làm như vậy thì việc thực hiện giao dịch của bạn sẽ dần trở nên lỏng lẻo. Hãy nhớ phải luôn bám sát kế hoạch giao dịch và kiểm soát cái tôi của bạn!
3. Rủi ro từ kết quả giao dịch
Bất chấp việc bạn quản lý các giao dịch của mình tốt như thế nào hoặc hệ thống giao dịch của bạn ổn định ra sao, bạn vẫn không bao giờ biết trước được các giao dịch thắng và thua của mình sẽ diễn ra theo trình tự như thế nào.
Một nhà giao dịch sẽ phải đối mặt với rủi ro từ kết quả giao dịch nếu anh ta bắt đầu ngừng thống kê và đánh giá các lệnh thắng và thua của mình.
Ví dụ, bạn có thể đạt được một chuỗi lệnh thắng và cho rằng mình đã kiểm soát được thị trường, điều đó có thể dễ dàng dẫn đến tự tin thái quá.
Ngược lại, một chuỗi thua lỗ có thể khiến bạn nghi ngờ bản thân hoặc chiến thuật giao dịch của mình, đẩy bạn ra xa khỏi các kế hoạch giao dịch và khiến bạn đưa ra các quyết định giao dịch sai lầm.
Ngay cả những lần thắng thua đan xen cũng có thể bị hiểu sai cách. Nếu bạn thấy số dư tài khoản của mình lên rồi xuống và không có bất kỳ tiến triển thực sự nào, bạn nên coi đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang không tiến bộ và mất động lực hoặc bỏ cuộc hoàn toàn.
May mắn là vẫn có một cách để tránh khỏi tư duy nguy hiểm này. Bằng cách sử dụng nhật ký giao dịch, bạn có thể sắp xếp mọi thứ vào góc nhìn hợp lý và luôn định hình được bức tranh toàn cảnh.
Cách tốt nhất để cảnh giác với các vấn đề này là luôn gắn rủi ro tâm lý đi kèm với rủi ro thực tế. Bạn chỉ có thể làm vậy nếu theo dõi thống kê của mình, vì vậy hãy tiếp tục làm việc và cập nhật nhật ký của bạn!
Hãy nhớ rằng giao dịch forex là một công việc toàn thời gian. Mặc dù bạn không thể giao dịch 24/7 nhưng sẽ luôn luôn có những việc cần được thực hiện.
Nhà nghiên cứu tâm lý học trong giao dịch nổi tiếng Brett Steenbarger đã chỉ ra rằng cũng có những rủi ro luôn tồn tại nhưng lại thường bị đa số chúng ta coi nhẹ. Bạn cũng tự nhận thấy có những lúc mình mắc phải những sai lầm đó phải không?
1. Rủi ro từ sự buồn chán
Nhiều người đắm chìm trong giao dịch bởi viễn cảnh kiếm được những khoản tiền kếch xù trong thời gian ngắn. Nhưng đôi khi, thị trường không sôi động đến mức đó hoặc đơn giản là hệ thống giao dịch của bạn đang không bắt kịp được các biến động trên thị trường.
Nếu nhà giao dịch mất kiên nhẫn, anh ta có thể từ bỏ hệ thống giao dịch của mình hoặc tự ép bản thân buộc phải giao dịch.
Nếu bạn cảm thấy nôn nao và không thể chờ đợi các tín hiệu hoàn chỉnh của thị trường thì có lẽ đã đến lúc bạn nên rời khỏi đồ thị. Hãy tạm ngưng sự đơn điệu này và nghỉ ngơi bằng cách đi ra ngoài hoặc tận hưởng cuộc sống với gia đình.
2. Rủi ro từ sự “gia tăng vốn”
Chúng ta đã hiểu đầy đủ về sự nguy hiểm và nỗi đau của việc bị sụt giảm vốn (drawdown), nhưng liệu bạn có biết rằng mình cũng phải đối mặt với rủi ro khi tài khoản mình gia tăng giá trị hay trải qua sự gia tăng vốn (drawup).
Đúng vậy! Các nhà giao dịch cũng phải đối mặt với rủi ro sau khi giành một loạt các chiến thắng.
Sau khi có một chuỗi lệnh thành công, nhiều nhà giao dịch có xu hướng đưa ra các quyết định tồi vì tự tin thái quá. Họ gia tăng quy mô giao dịch tới mức không thể quản lý, thực hiện quá nhiều giao dịch, và từ bỏ kế hoạch giao dịch của mình.
Đây chính xác là lý do tại sao các nhà giao dịch cần liên tục duy trì tâm lý giao dịch ổn định. Nếu bạn không làm như vậy thì việc thực hiện giao dịch của bạn sẽ dần trở nên lỏng lẻo. Hãy nhớ phải luôn bám sát kế hoạch giao dịch và kiểm soát cái tôi của bạn!
3. Rủi ro từ kết quả giao dịch
Bất chấp việc bạn quản lý các giao dịch của mình tốt như thế nào hoặc hệ thống giao dịch của bạn ổn định ra sao, bạn vẫn không bao giờ biết trước được các giao dịch thắng và thua của mình sẽ diễn ra theo trình tự như thế nào.
Một nhà giao dịch sẽ phải đối mặt với rủi ro từ kết quả giao dịch nếu anh ta bắt đầu ngừng thống kê và đánh giá các lệnh thắng và thua của mình.
Ví dụ, bạn có thể đạt được một chuỗi lệnh thắng và cho rằng mình đã kiểm soát được thị trường, điều đó có thể dễ dàng dẫn đến tự tin thái quá.
Ngược lại, một chuỗi thua lỗ có thể khiến bạn nghi ngờ bản thân hoặc chiến thuật giao dịch của mình, đẩy bạn ra xa khỏi các kế hoạch giao dịch và khiến bạn đưa ra các quyết định giao dịch sai lầm.
Ngay cả những lần thắng thua đan xen cũng có thể bị hiểu sai cách. Nếu bạn thấy số dư tài khoản của mình lên rồi xuống và không có bất kỳ tiến triển thực sự nào, bạn nên coi đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang không tiến bộ và mất động lực hoặc bỏ cuộc hoàn toàn.
May mắn là vẫn có một cách để tránh khỏi tư duy nguy hiểm này. Bằng cách sử dụng nhật ký giao dịch, bạn có thể sắp xếp mọi thứ vào góc nhìn hợp lý và luôn định hình được bức tranh toàn cảnh.
Cách tốt nhất để cảnh giác với các vấn đề này là luôn gắn rủi ro tâm lý đi kèm với rủi ro thực tế. Bạn chỉ có thể làm vậy nếu theo dõi thống kê của mình, vì vậy hãy tiếp tục làm việc và cập nhật nhật ký của bạn!
Hãy nhớ rằng giao dịch forex là một công việc toàn thời gian. Mặc dù bạn không thể giao dịch 24/7 nhưng sẽ luôn luôn có những việc cần được thực hiện.