🔥 #1 XM Thưởng $30
Chúng tôi đã đề cập đến việc thắng và thua đều là những phần không thể thiếu của giao dịch. Rốt cuộc, giao dịch forex nói chung vẫn là một trò chơi có tổng bằng 0. Luôn có một người khác ở phía bên kia giao dịch của bạn và việc bạn đứng về phía thua lỗ chỉ là sớm hay muộn.
Mặc dù nó là một phần hiển nhiên trong tổng thể quá trình giao dịch, nhưng thua lỗ là điều mà nhiều nhà giao dịch - cả những người mới và những tay chuyên nghiệp - đều thấy khó khăn khi trải qua.
Hãy thử nghĩ xem. Thua trong một trò chơi không mất mát gì đã làm bạn thấy khó chịu rồi, còn gì khó khăn hơn khi thua khoản tiền mồ hôi nước mắt của mình?
Lý do chính đằng sau sự khó khăn trong việc đối phó với mất mát không phải là vấn đề tâm lý, mà là sự thiếu hiểu biết về bản chất và tác động của việc thua lỗ lên tâm lý giao dịch hơn là các vấn đề tâm lý thực tế.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói về 4 giai đoạn thua lỗ trong giao dịch forex, đó là, phủ nhận, hợp lý hóa, buồn bã, và chấp nhận.
Các thuật ngữ này nghe có vẻ quen thuộc chứ? Đó là vì chúng tương tự với 4 giai đoạn của nỗi buồn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng trong giao dịch forex chúng được áp dụng khác đi.
Bằng cách hiểu rõ 4 giai đoạn này, hy vọng bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với các khoản lỗ khi giao dịch.
Giai Đoạn 1: Phủ Nhận
Giai đoạn đầu tiên của việc thua lỗ cho phép bạn đối phó với nó.
Trong giai đoạn này, bạn tự nhủ với bản thân và những người khác rằng ý tưởng giao dịch của bạn không sai và thua lỗ không phải do lỗi của bạn.
Những lý do thường được viện ra là "Tôi bị làm giá" và "Tôi không thực sự quan tâm đến giao dịch đó". Cảm giác này không có gì sai, đặc biệt nếu bạn là người mới bắt đầu giao dịch. Đó là một cách để xoa dịu cái tôi, vượt qua thua lỗ và bước tiếp.
Giai Đoạn 2: Hợp Lý Hóa
Sau giai đoạn phủ nhận, bạn chuyển sang hợp lý hóa hệ thống giao dịch của mình.
Đây là thời điểm mà bạn chỉ ra những cái đúng trong ý tưởng giao dịch của mình nhưng lại không hề nghĩ về những gì mình đã làm sai.
Bạn viện dẫn sự phù hợp của kế hoạch giao dịch, mục tiêu lợi nhuận, điểm stop loss (cắt lỗ) và điểm vào lệnh của mình nhưng hoàn toàn không quan tâm rằng bạn thực sự đã thua trong giao dịch này và đã mắc sai lầm ở đâu đó.
Giai Đoạn 3: Buồn Bã
Ở giai đoạn trước, bạn đã tìm ra tất cả những lý do bên ngoài khiến mình thua lỗ. Sau đó, bạn hướng về bản thân và nghĩ rằng có thể việc thua lỗ này hoàn toàn là lỗi của bạn.
Mặc dù việc tự chịu trách nhiệm cho các thua lỗ là hợp lý, nhưng việc tự trách bản thân quá nhiều có thể gây tổn hại cho sự nghiệp giao dịch forex nếu điều đó khiến bạn luôn nghi ngờ bản thân.
Bạn có thể bắt đầu tự hỏi "Giao dịch forex liệu có thực sự dành cho mình không?" và "Tại sao tôi lại phải tiếp tục?" Bạn thậm chí có thể rút lui khỏi việc giao dịch nếu không thể tìm thấy đủ lý do để tiếp tục.
Những ai đã từng trải qua thời kỳ nghi ngờ bản thân này này có thể chứng thực rằng thời gian thua lỗ càng kéo dài, cảm giác chán nản càng dữ dội. Một số người thậm chí nghĩ đến việc theo đuổi các cơ hội khác và từ bỏ hoàn toàn giao dịch forex!
Giai Đoạn 4: Chấp Nhận
Trong giai đoạn này, bạn bắt đầu nhận ra rằng việc đổ lỗi cho bản thân về mọi thứ đã xảy ra là không lành mạnh.
Mặc dù bạn đã chấp nhận rằng việc thua lỗ có một phần là lỗi của mình, bạn cũng cần lưu ý đến thực tế rằng thị trường forex là một con thú hoang không thể thuần hóa và có rất nhiều yếu tố thị trường nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Nhưng tôi muốn nói rõ là việc chấp nhận không chỉ đơn giản là cảm thấy thua lỗ cũng không sao. Trên thực tế, sự chấp nhận có nghĩa là điều chỉnh bản thân cho phù hợp với thực tế và thừa nhận rằng không thể đảo ngược giao dịch thua lỗ.
Khi đã đạt đến giai đoạn này, bạn chấp nhận rằng bản thân mình đã phạm một số sai lầm nhưng cũng có những thứ bạn không thể kiểm soát.
Một số người thậm chí còn nói rằng sự chấp nhận là kết hợp của bước hợp lý hóa và buồn bã, vì bạn cần kết hợp cả hai lại trước khi có thể bước tiếp.
Rốt cuộc, điều quan trọng là phải nhắc nhở bản thân rằng mình không bao giờ có thể đảo ngược những gì đã mất nhưng bạn có thể bù đắp nó.
Cách hiển nhiên để làm điều này là thắng một giao dịch và phục hồi về tài chính, nhưng đồng thời bạn cũng có thể tự xốc lại tinh thần.
Bạn có thể nghĩ ra những cách để cải thiện chiến lược giao dịch của mình, thực hiện tốt hơn việc quản lý rủi ro, hoặc chỉ cần tìm ra cách tốt hơn để đối phó với các khoản lỗ.
Thay vì đơn giản là phủ nhận việc thua lỗ, bạn phải tiếp tục, thích nghi và trưởng thành.
Mặc dù nó là một phần hiển nhiên trong tổng thể quá trình giao dịch, nhưng thua lỗ là điều mà nhiều nhà giao dịch - cả những người mới và những tay chuyên nghiệp - đều thấy khó khăn khi trải qua.
Hãy thử nghĩ xem. Thua trong một trò chơi không mất mát gì đã làm bạn thấy khó chịu rồi, còn gì khó khăn hơn khi thua khoản tiền mồ hôi nước mắt của mình?
Lý do chính đằng sau sự khó khăn trong việc đối phó với mất mát không phải là vấn đề tâm lý, mà là sự thiếu hiểu biết về bản chất và tác động của việc thua lỗ lên tâm lý giao dịch hơn là các vấn đề tâm lý thực tế.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói về 4 giai đoạn thua lỗ trong giao dịch forex, đó là, phủ nhận, hợp lý hóa, buồn bã, và chấp nhận.
Các thuật ngữ này nghe có vẻ quen thuộc chứ? Đó là vì chúng tương tự với 4 giai đoạn của nỗi buồn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng trong giao dịch forex chúng được áp dụng khác đi.
Bằng cách hiểu rõ 4 giai đoạn này, hy vọng bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với các khoản lỗ khi giao dịch.
Giai Đoạn 1: Phủ Nhận
Giai đoạn đầu tiên của việc thua lỗ cho phép bạn đối phó với nó.
Trong giai đoạn này, bạn tự nhủ với bản thân và những người khác rằng ý tưởng giao dịch của bạn không sai và thua lỗ không phải do lỗi của bạn.
Những lý do thường được viện ra là "Tôi bị làm giá" và "Tôi không thực sự quan tâm đến giao dịch đó". Cảm giác này không có gì sai, đặc biệt nếu bạn là người mới bắt đầu giao dịch. Đó là một cách để xoa dịu cái tôi, vượt qua thua lỗ và bước tiếp.
Giai Đoạn 2: Hợp Lý Hóa
Sau giai đoạn phủ nhận, bạn chuyển sang hợp lý hóa hệ thống giao dịch của mình.
Đây là thời điểm mà bạn chỉ ra những cái đúng trong ý tưởng giao dịch của mình nhưng lại không hề nghĩ về những gì mình đã làm sai.
Bạn viện dẫn sự phù hợp của kế hoạch giao dịch, mục tiêu lợi nhuận, điểm stop loss (cắt lỗ) và điểm vào lệnh của mình nhưng hoàn toàn không quan tâm rằng bạn thực sự đã thua trong giao dịch này và đã mắc sai lầm ở đâu đó.
Giai Đoạn 3: Buồn Bã
Ở giai đoạn trước, bạn đã tìm ra tất cả những lý do bên ngoài khiến mình thua lỗ. Sau đó, bạn hướng về bản thân và nghĩ rằng có thể việc thua lỗ này hoàn toàn là lỗi của bạn.
Mặc dù việc tự chịu trách nhiệm cho các thua lỗ là hợp lý, nhưng việc tự trách bản thân quá nhiều có thể gây tổn hại cho sự nghiệp giao dịch forex nếu điều đó khiến bạn luôn nghi ngờ bản thân.
Bạn có thể bắt đầu tự hỏi "Giao dịch forex liệu có thực sự dành cho mình không?" và "Tại sao tôi lại phải tiếp tục?" Bạn thậm chí có thể rút lui khỏi việc giao dịch nếu không thể tìm thấy đủ lý do để tiếp tục.
Những ai đã từng trải qua thời kỳ nghi ngờ bản thân này này có thể chứng thực rằng thời gian thua lỗ càng kéo dài, cảm giác chán nản càng dữ dội. Một số người thậm chí nghĩ đến việc theo đuổi các cơ hội khác và từ bỏ hoàn toàn giao dịch forex!
Giai Đoạn 4: Chấp Nhận
Trong giai đoạn này, bạn bắt đầu nhận ra rằng việc đổ lỗi cho bản thân về mọi thứ đã xảy ra là không lành mạnh.
Mặc dù bạn đã chấp nhận rằng việc thua lỗ có một phần là lỗi của mình, bạn cũng cần lưu ý đến thực tế rằng thị trường forex là một con thú hoang không thể thuần hóa và có rất nhiều yếu tố thị trường nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Nhưng tôi muốn nói rõ là việc chấp nhận không chỉ đơn giản là cảm thấy thua lỗ cũng không sao. Trên thực tế, sự chấp nhận có nghĩa là điều chỉnh bản thân cho phù hợp với thực tế và thừa nhận rằng không thể đảo ngược giao dịch thua lỗ.
Khi đã đạt đến giai đoạn này, bạn chấp nhận rằng bản thân mình đã phạm một số sai lầm nhưng cũng có những thứ bạn không thể kiểm soát.
Một số người thậm chí còn nói rằng sự chấp nhận là kết hợp của bước hợp lý hóa và buồn bã, vì bạn cần kết hợp cả hai lại trước khi có thể bước tiếp.
Rốt cuộc, điều quan trọng là phải nhắc nhở bản thân rằng mình không bao giờ có thể đảo ngược những gì đã mất nhưng bạn có thể bù đắp nó.
Cách hiển nhiên để làm điều này là thắng một giao dịch và phục hồi về tài chính, nhưng đồng thời bạn cũng có thể tự xốc lại tinh thần.
Bạn có thể nghĩ ra những cách để cải thiện chiến lược giao dịch của mình, thực hiện tốt hơn việc quản lý rủi ro, hoặc chỉ cần tìm ra cách tốt hơn để đối phó với các khoản lỗ.
Thay vì đơn giản là phủ nhận việc thua lỗ, bạn phải tiếp tục, thích nghi và trưởng thành.